Life-lesson từ việc học viết kịch bản của tớ.

  • Blog
  • 16/07/2021
  • 1099
  • 0
HI! Chào các cậu. Hôm nay tớ không viết mấy cái topic về việc hack hormone hay dịch tài liệu...


HI!

Chào các cậu. Hôm nay tớ không viết mấy cái topic về việc hack hormone hay dịch tài liệu Kinh tế vĩ mô nữa. Số là mấy nay ôn bài kiểm tra sml nên giờ mặt cũng hơi ngơ ngơ. Được buổi chiều cũng hơi thảnh thơi nên tớ tranh thủ viết vài dòng để giải khuây và để update blog ấy.


Trước trong bài giới thiệu tớ có kể về việc tớ học viết kịch bản ấy. Thì thực ra cũng ko phải là một khóa học chính quy gì, nó chỉ là một chiếc group nhỏ nhỏ, trong đấy có chị admin cute cute, đã từng biên kịch cho mấy bộ phim Việt nổi nổi như gần đây nhất là Thiên Thần Hộ Mệnh, Mắt biếc, Người bất tử, Hai Phượng v.v… Và chị ấy (tên K) lập page chia sẻ kinh nghiệm viết kịch bản, thỉnh thoảng tổ chức một khóa học về viết kịch bản (nói chính xác là để cho mấy bạn tìm hiểu và thực hành) và thường là miễn phí cả. Nói chung về cái page đáng yêu và cô giáo quốc dân đáng mến đó sẽ được tớ đề cập cụ thể hơn hẳn hoi trong một topic về học biên kịch. Còn phần giới thiệu ngắn trên đây là chỉ là mở màn cho chủ đề về mấy suy nghĩ của bản thân tớ thông qua việc viết kịch bản. 

Việc học viết kịch bản, tớ tự gọi nó là định mệnh của tớ ấy. Hồi nhỏ tớ coi hoạt hình, thấy mấy nhân vật trong phim mỗi lần rơi vào nghịch cảnh, đều cố gắng vươn lên để thay đổi bản thân vượt qua những thử thách. Nên việc xem rất nhiều rất nhiều phim Disney kiểu Lion King, Finding Nemo, Pocahontas, Tarzan, v.v… nó truyền cho một đứa trẻ là tớ lúc ấy,  một loại cảm hứng “vượt qua nghịch cảnh” -  kiểu mỗi khi có khó khăn thì nếu mình cố gắng để tìm cách ra khỏi khó khăn, thì kiểu gì mình cũng tìm ra với sự giúp sức, động viên của một ai đó, và finally là happy ending. Tớ quá hype cái vụ đó mọi người ạ. Tớ nghĩ rằng sau này kiểu gì tớ cũng sẽ làm hoạt hình. Mà tớ lại có năng khiếu vẽ ấy, nên tớ sau khi lấy được hai ba cái giải HSG tiếng Anh huyện, tỉnh hồi cuối cấp ba, liền thình lình bẻ một cú cua gắt nộp đơn vô trường đại học Mỹ Thuật trước ngỡ ngàng, ngơ ngác ngạc nhiên và bật ngửa của gia đình (và cả thầy cô bạn bè)


Tua qua những bi kịch xảy ra giữa tớ và trường ĐH, với gia đình, với bản ngã của bản thân thì đến một thời điểm, nhớ nhận ra là, cái việc làm hoạt hình nó có thể được tiếp cận bằng nhiều khía cạnh, từ đồ họa (dĩ nhiên), kịch bản - ý tưởng và tính kinh tế - thương mại.  Tớ kiểu nhận ra cái điều tớ muốn làm không phải là vẽ ra bộ phim đó, mà là hình thành tư tưởng cho một câu chuyện hơn. Và rồi tớ mày mò tìm hiểu từ việc viết một câu chuyện văn xuôi, rồi đến tóm tắt truyện, học chỗ đây một ít, chỗ kia một ít và may sao group
A type machine kia xuất hiện và tớ tìm được một bến đỗ.  Happy ending 1. :))


Cái việc học viết kịch bản nó giúp tớ nhận ra một điều, là những cảm xúc hype hype hồi lúc còn nhỏ mình có được, thực ra nó là thứ đã được thiết kế mọi người ạ. Nghĩa là, mỗi loại phim, nó có một kiểu kịch bản - kiểu kịch bản đó được nghiên cứu từ cái hồi Shakespears viết kịch bản cho kịch sân khấu á mọi người, thậm chí xa xôi hơn là kịch nói thơ ca thời Hy Lạp -La Mã cổ đại: như Odysseus vậy á. Có một cái loại kịch bản có tên gọi “from zero to hero”/a hero journey, là một trong những loại kịch bản phổ biến nhất trong lịch sử điện ảnh và phổ biến nhất trong phim hoạt hình tập ngắn của Disney (mỗi phim dài tầm 1 tiếng 30 phút á mn). Nôm na có thể hiểu về loại kịch bản này là có một cái nhân vật đang sống trong thế giới của mình một cách rất yên ổn và có phần nhàm chán, rồi bùm một cái, biến cố xuất hiện (biến cố có thể là cha mẹ mất, nhận được nguồn siêu năng lực nào đó, hay phải thay đổi tình huống gì đó để giúp ai đó). Sau phong ba bão táp, gà bay chó sủa thì kiểu gì nhân vật chính cũng trải qua mấy cái đoạn cao trào như rơi vào tuyệt vọng, xong vực dậy tinh thần, thay đổi bản thân rồi quýnh phát cuối với phe phản diện sau đó dành một cái chiến thắng (vật chất/tinh thần) gì đấy và rồi happy ending. Đó. Con mẹ nó tớ nghĩ hồi nhỏ tớ cũng bị lừa rồi. :))) Tất cả những cảm xúc của tớ, từ lúc vui vẻ, đến lúc cảm động phát khóc (tớ thực sự đã để ý đến việc cứ hễ đến một thời điểm nào đó vòng vòng đầu phim và gần cuối phim thì tớ sẽ khóc vì cảm động mn) đều được lập trình sẵn rồi,  mà phảinói coi nhiều khóc nhiều đến mức nhận ra được cấu trúc của kịch bản phim luôn. :)) Anywway, nói bị lừa là cho vui thôi chứ thực ra các nhà biên kịch cũng phải trải qua những giai đoạn rất đau đầu để viết ra được cho chúng ta một cái kịch bản phim đàng hoàng, vui vẻ phục vụ cho nhu cầu giải trí của chúng ta nên tớ rất là trân trọng. 


Viết kịch bản (điện ảnh) có thể nói là một công việc cũng rất khó á mọi người, (tớ học tớ biết). Kiểu, cậu phải nắm bắt được tâm lý của con người,không phải một người, rất nhiều kiểu người. Những người có lai lịch thế nào, lớn lên trong môi trường ra sao, được nuôi dạy và trưởng thành như thế nào, những người đó đứng trước một sự kiện cần quyết định sẽ có xu hướng quyết định và suy nghĩ ra sao. Đấy là về khía cạnh tâm lý học. Về khía cạnh kiến thức ngành, ví như cậu viết một câu chuyện về anh cảnh sát yêu cô sát thủ, thì cậu cũng phải tìm hiểu cảnh sát họ làm việc như thế nào, quy trình ra sao, để lên phim không bị giả, rồi (nếu cần thiết) thì tìm một bạn sát thủ hỏi xem công việc thường nhật của họ thế nào nữa (kidding). Rồi cậu phải nắm công thức của kịch bản, kiểu một cảnh nào đó xảy ra gây ra biến cố cho nhân vật chính phải diễn ra ở phút thứ bao nhiêu, cảnh đó kéo dài bao nhiêu phút, đỉnh điểm của bộ phim nằm phút thứ bao nhiêu, các cảnh gài ghép ban đầu phải làm lí do nền cho các cảnh sau thế nào, blah blah… Tớ nghĩ, kiểu, quái thật ấy, để giải trí cho loài người thì con người làm cái việc sáng tạo để phục vụ nhu cầu cho giải trí lại phải vò đầu bứt tóc, căng thẳng đến vậy luôn á. Đánh lừa bộ não và cảm xúc con người cũng thật khó khăn nha. 


Xong cái phần kỹ thuật và thiết kế cảm xúc ấy, thì một điều khác nữa tớ nhận ra khi học viết kịch bản, là cuộc đời một con người, không chỉ có một cái happy ending. Lúc chúng ta lớn lên (hậu thiếu niên nhi đồng), chúng ta tự hỏi sau lúc công chúa kết hôn với hoàng tử thì sao nữa, chắc không phải happy forever after đâu ha (tại mình thấy ba má mình cãi nhau cũng nhiều, chửi chó mắng mèo đánh con cũng có). Nhưng mà chúng ta cũng có nhiều lúc vui, nhiều thành tựu gặt hái sau mỗi giai đoạn cố gắng vì một mục tiêu nào đó (đậu ĐH Mỹ thuật chẳng hạn :)) ). Mấy kịch bản phim ấy, nhân vật chính có lúc sẽ là một con cá, một đứa bé, một cậu bé tuổi teen, hay là một ông già, chung quy lại thì ở độ tuổi nào họ cũng sẽ gặp những khó khăn, rồi phải ra quyết định, rồi phải gặp bi kịch và rồi cảm thấy hạnh phúc ở một thời điểm nào đó. Nói như các cụ là cuộc đời thăng trầm. Nói như kinh tế là chu kỳ kinh tế (business cycle - up and down). Nói chung để cho nhẹ nhõm thì mỗi khi rơi xuống đáy, mình chỉ cần cố gắng thêm một chút, một chút nữa rồi sẽ đến điểm peak trở lại. Lúc quay đầu nhìn, thì mình thấy mình đã đi xa đến mức nào. 


Pheww… mới tâm sự tí mà đã gần 1500 từ rồi. Dù sao cũng cảm ơn cậu đã đọc đến đây. Nếu cậu thích những kiểu bài viết thế này thì hit the like button bên dưới bài viết ủng hộ tớ nhé. Và nếu có cảm nghĩ gì cũng đừng ngần ngại bình luận, tớ sẽ rất hoan nghênh. See ya. 

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm