Lược sử về Bảo tàng nghệ thuật

Bảo tàng không chỉ là nơi chứa đựng những thứ đồ vật; đúng hơn thì chúng là những phản ánh phức tạp của các nền văn hóa đã sản sinh ra chúng...

Khi nói đến viện bảo tàng hay  bảo tàng nghệ thuật, người ta thường nghĩ ngay đến những nơi trang trọng, nơi du khách đứng trong im lặng chiêm ngưỡng những hàng tranh ngay ngắn. Những trung tâm khoa học thực hành và khám phá, những bộ sưu tập dân tộc học theo ngữ cảnh (kiểu như mô hình thu nhỏ) và cách kể chuyện của các bảo tàng lịch sử dường như khác biệt. Nhưng bảo tàng nào cũng có  câu chuyện một lịch sử để kể. Bảo tàng không chỉ là nơi chứa đựng những thứ đồ vật; đúng hơn thì chúng là những phản ánh phức tạp của các nền văn hóa đã sản sinh ra chúng, bao gồm chính trị, cấu trúc xã hội và hệ thống tư tưởng của chúng.

thư viện ảnh MunichTừ “museum”-“bảo tàng”  bắt nguồn từ cụm từ The Nine Muses - chín Nàng Thơ, những nữ thần truyền cảm hứng của Hy Lạp cổ điển, mặc dù điện “Museion” nổi tiếng của Alexandria cổ đại (Ai Cập) giống một trường đại học với một thư viện quan trọng hơn là một nơi trưng bày các đồ vật. Trong khi sớm nhất ở châu Âu vào thế kỷ 17 hoặc 18, các học giả hầu như bắt đầu định nghĩa và sử dụng bảo tàng (theo nghĩa mà chúng ta hiểu ngày nay) thì trước đó đã có những bộ sưu tập đồ vật và các địa điểm trưng bày, bao gồm như quảng trường công cộng hoặc các diễn đàn của La Mã cổ đại (nơi các bức tượng và chiến lợi phẩm chiến tranh được trưng bày), hay kho bạc nhà thờ thời trung cổ (chứa đựng những vật linh thiêng và có giá trị), và những ngôi đền truyền thống của Nhật Bản, nơi treo những bức tranh nhỏ (“Ema”, theo truyền thống là ngựa) để thu hút sự ưu ái.

The spoils of Jerusalem

Relief panel showing The Spoils of Jerusalem being brought into Rome after 81 C.E., marble, 7 feet, 10 inches high on the Arch of Titus, in the Roman Forum, erected by Emperor Domitian after the death of his brother Titus in 81 C.E., commemorating the capture of Jerusalem by Titus in 70 C.E. (photo: Steven Zucker, CC BY-NC-SA 2.0

Bảo tàng hiện đại, với tư cách là một không gian thế tục cho sự tham gia và hướng dẫn của công chúng thông qua việc trưng bày các đồ vật, bị ràng buộc chặt chẽ với một số thể chế phát sinh đồng thời ở châu Âu: chủ nghĩa dân tộc kết hợp với sự bành trướng thuộc địa; nền dân chủ; và sự Khai sáng vào thế kỷ 18 và 19. Do đó, bài luận lịch sử này và một số bài khác trong loạt bài về bảo tàng tập trung chủ yếu vào Châu  u và Bắc Mỹ. Ảnh hưởng của mô hình bảo tàng, như một công cụ của chủ nghĩa thực dân nhưng cũng đồng thời là một địa điểm để thích nghi và tự định nghĩa những địa phương khác ngoài phương Tây, là hai mặt của một đồng xu hướng quan trọng mới, bắt đầu nhận được sự chú ý từ các nhà sử học nghệ thuật.

Wunderkammern - Tiếng Đức nghĩa là chiếc tủ kì diệu - Wonder Cabinet

Thực thể gần giống nhất với bảo tàng ở châu  Âu hiện đại thời kỳ đầu là Wunderkammern - hay những chiếc tủ kỳ diệu, được lắp ráp bởi những nhà quý tộc tò mò, những thương gia giàu có và hoặc là các học giả. Nổi lên ngay khi châu  Âu đang mở rộng phạm vi của mình sang các lục địa và nền văn hóa “mới”, Wunderkammern là nơi để tụ họp lại với nhau, diễn giải và phô trương sự giàu có của thế giới. Một số wunderkammern là tủ theo nghĩa đen, được trang bị tủ và ngăn kéo; những phòng khác là những căn phòng được nhồi nhét các kho báu động vật, khoáng sản, thực vật và nghệ thuật. Giống như bảo tàng của chúng ta — nhằm nâng cao kiến thức của mọi người thông qua việc trình bày mọi thứ, còn Wunderkammern --  khác ở chỗ nó có thể lài kho bạc nhà thờ và là nơi trưng bày chiến lợi phẩm. Ole Worms cabinet - museum Wormianum

display-cabinet-Augsburg-Germany


Tuy nhiên, theo ý nghĩa khác, Wunderkammern khác với các bảo tàng hiện đại. Chúng là tài sản của giới thượng lưu giàu có, thường nằm trong cung điện riêng và chỉ mở cửa cho nhà sưu tập, người thân cận của ông ta, và thỉnh thoảng cho những khách được cung cấp giấy giới thiệu đàng hoàng. Sự gần gũi giữa hai khái niệm này có nghĩa là với wunderkammern  thì các đồ vật có thể được lấy ra khỏi kệ, xử lý, xếp chồng lên nhau và thảo luận trước khi được đưa trở lại kho và khuất tầm nhìn. Gọi Wunderkammern  là những bộ sưu tập nghiên cứu tư nhân thì đúng hơn là những bảo tàng nghệ thuật mà hầu hết chúng ta biết ngày nay.Cũng đúng với tất cả các viện bảo tàng, tổ chức của Wunderkammern phản ánh triển vọng trí tuệ trong thời của họ. “Kỳ quan” - những vật thể phi thường như tác phẩm lông vũ từ Tây Ban Nha mới (Mở ra trong cửa sổ mới) hoặc sừng kỳ lân xoắn ốc (thực ra là ngà của kỳ lân biển) - nằm trong số những thứ có giá trị nhất, là biểu hiện kỳ diệu của tạo hóa. Đồng thời, Wunderkammern lý tưởng là bao gồm tất cả các loại vật thể, cả tự nhiên và nhân tạo từ mọi nơi trên thế giới.

bảo tàng sơ khai - Anh

Wunderkammern được coi là “mô hình thu nhỏ” của sự sáng tạo của Chúa: cosmos, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “vũ trụ”, được gói gọn trong một mô hình thu nhỏ phản ánh sự tuyệt diệu theo nghĩa đen của nó. Thời đại lúc này đang nổi lên sự quan tâm về khoa học, nhưng mối quan tâm này vẫn được bao phủ một cách dày đặc trong vỏ bọc tôn giáo. Trong thế giới quan của các nhà sưu tập châu  Âu ưu tú, tất cả các yếu tố của vũ trụ được kết nối với nhau trong một mạng lưới ý nghĩa cân bằng hoàn hảo. Nếu một người tạo ra một Wunderkammer để bắt chước sự dàn xếp thần thánh này, ta sẽ nhìn thấy được ngay. Ví dụ, Francesco I de ’Medici ở Florence, có lẽ đã sắp xếp bộ sưu tập của mình theo bốn yếu tố Aristotle: đất, không khí, lửa và nước. Các vật thể khác nhau như áo giáp, gương và tráng men được liên kết như vật thể lửa (vì chúng được tạo ra bằng nhiệt), ngọc trai và chất ma tuý (thường được pha loãng để sử dụng) như vật thể nước, v.v. Các Wunderkammern khác có hệ thống tổ chức khác, nhưng chúng thường bắt nguồn từ sự giống nhau về mặt hình ảnh hoặc khái niệm (ví dụ: fire = forge = Armor).

Bảo tàng Anh và sự Khai sáng

Vào giữa thế kỷ thứ mười tám, một cấu trúc khác đã xuất hiện, một cấu trúc gắn liền với một số xu hướng quan trọng. Một trong số đó là sự trỗi dậy của thời kỳ Khai sáng. Phong trào trí tuệ này nhằm mục đích hiểu về một thế giới - từ quan điểm của những người châu  u đang đô hộ những nơi khác trên toàn cầu - đang tiết lộ những điều mới đòi hỏi những lời giải thích mới. Các nhà tư tưởng thời khai sáng dựa vào các công cụ mới nổi của chủ nghĩa kinh nghiệm thế tục, hoặc bằng chứng dựa trên cảm giác, và chứng minh thông qua sự lặp lại — nghĩa là, các khái niệm hướng dẫn nằm ở gốc rễ của khoa học hiện đại.

triễn lãm động vật - thực vật  -bảo tàng anh
Bảo tàng Anh là hiện thân của những lý tưởng của thời đại Khai sáng. Được thành lập vào năm 1750 như một món quà tặng cho quốc gia Anh bởi Sir Hans Sloane, bộ sưu tập cốt lõi của nó bao gồm các mẫu vật mà ông mua được khi còn là một bác sĩ y khoa ở các thuộc địa Tây Ấn Độ (ví dụ như thực vật, chim và vỏ sò) và các đồ vật mà ông mua từ các nhà thám hiểm khác (bao gồm các hiện vật dân tộc học và khảo cổ học và các bản thảo). Cuối cùng chúng được đặt trong một tòa nhà hùng vĩ có phù điêu của Britannia, hiện thân của Đế chế Anh, ở đỉnh của khối tam giác lớn của nó. Kiến trúc liên đới đến các ngôi đền cổ điển là có chủ đích, nó tượng trưng cho một không gian được bảo vệ và có uy tín, và hình ảnh chủ nghĩa dân tộc phía trên lối vào của nó cho thấy rõ ai là người kiểm soát các vật liệu phần lớn từ các thuộc địa bên trong bảo tàng.

The progress of Civilization - British Museum

Richard Westmacott, 

The Progress of Civilization, pediment of the south portico of the British Museum, 1850s (photo: Matt Lancashire, CC BY-NC 2.0)

Bảo tàng Anh kế thừa cách tiếp cận toàn diện những đặc điểm của Wunderkammern, mặc dù nó tập trung vào các đồ vật hoặc mẫu vật điển hình, cũng như những đồ vật đặc biệt. Không phải vô cớ mà Bảo tàng Anh và các bảo tàng tương tự được gọi là “bách khoa toàn thư” (bách khoa toàn thư là một sản phẩm khác của thế kỷ 18). Tuy nhiên, thay vì phản ánh mạng lưới cân bằng, đan xen của thế giới vi mô thần thánh, các ngành khoa học mới nhấn mạnh sự khác biệt và phát triển như những công cụ để hiểu biết thực nghiệm về vũ trụ.

Sự nổi lên của các viện bảo tàng
Các bảo tàng đã phản ánh và giúp định hình triển vọng đó. Thời kỳ Khai sáng là khi chúng ta bắt đầu nhìn thấy các bộ sưu tập chuyên biệt, bao gồm các bảo tàng chỉ dành cho nghệ thuật — Capitoline (Rome, 1734), Louvre (Paris, 1793) và Alte Pinakothek (Munich, 1836). Tương tự như vậy, các bộ sưu tập dành riêng về thực vật (vườn thực vật), động vật (vườn động vật), và cuối cùng là lịch sử tự nhiên và các đối tượng dân tộc học đã xuất hiện. Một điều quan trọng mà các bộ sưu tập này chia sẻ là một sơ đồ bố cục tuyến tính, giáo khoa dành riêng cho các câu chuyện về sự phát triển hoặc tiến bộ.

Egyptian Room in the Townley Gallery at the British Museum

View through the Egyptian Room in the Townley Gallery at the British Museum, 1820, watercolor, 36.1 x 44.3 cm (The British Museum).
Trong các bảo tàng nghệ thuật, điều này có nghĩa là sắp xếp trình tự thời gian được chia nhỏ theo quốc gia, trường học địa phương và nghệ sĩ và dựa trên sự so sánh các hình thức thị giác: ví dụ, ý tưởng rằng nghệ thuật cổ đại dẫn đến thời kỳ Phục hưng, dẫn đến tân cổ điển của Pháp, hoặc nghệ thuật Ai Cập là ít "phát triển" hơn nghệ thuật Hy Lạp. Sử dụng các ví dụ khác nhau, cùng một lịch sử nghệ thuật này có thể được lặp lại ở những nơi khác nhau, giống như một minh chứng khoa học hoặc một bằng chứng. Một sự tường thuật chung tương tự tiếp tục xác định trong nhiều bảo tàng nghệ thuật ngày nay.
"Khối lập phương màu trắng"

The Brooklyn Museum
Ở Hoa Kỳ mới thành lập, các bảo tàng nghệ thuật là một thứ xa xỉ không thể tưởng tượng được cho đến những thập kỷ cuối của thế kỷ XIX, khi những người bảo trợ giàu có ở các thành phố đang mở rộng nhanh chóng của Mỹ bắt đầu mô phỏng theo các mô hình châu  Âu. Đây là lý do tại sao rất nhiều bảo tàng lịch sử của Mỹ giống với các đối tác châu  Âu của họ (mặt tiền của ngôi đền trên cầu thang lớn), mô phỏng lại thói quen sưu tầm của họ (điêu khắc cổ điển, hội họa thời Phục hưng, v.v.) và bắt chước cách tiếp cận của họ đối với bố cục và sắp đặt.

Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, một số xu hướng có ảnh hưởng nhất trong các bảo tàng nghệ thuật hiện đại cũng xuất hiện. Một trong số đó là  “khối lập phương màu trắng” và mặc dù đã có tiền lệ ở châu Âu,  cách tiếp cận này được khai thác triệt để nhất tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Thành phố New York vào những năm 1930 dưới sự chỉ đạo của Alfred H. Barr. Bằng cách giảm thiểu sự phân tâm của thị giác, Barr hy vọng sẽ hướng người xem đến trải nghiệm thuần túy về tác phẩm nghệ thuật. Những khoảng trống, những bức tường trắng và những khung tranh tối giản mà ông ấy sử dụng giờ đã trở nên phổ biến đến mức chúng ta hầu như không nhận ra nữa.

Installation view of Modern Works of Art

Installation view of Modern Works of Art: 5th Anniversary Exhibition, MoMA, November 19, 1934–January 20, 1935 (The Museum of Modern Art)

“Khối lập phương màu trắng” bắt nguồn từ một triết lý nhằm giải phóng nghệ thuật và nghệ sĩ khỏi các thế lực bảo thủ của lịch sử. Trớ trêu thay, mô hình này đã được tiếp quản, và các bảo tàng nghệ thuật từ Rio đến Abu Dhabi đến Thượng Hải cũng áp dụng các chiến thuật triển lãm tương tự. Điều này đã khiến một số nhà phê bình bảo tàng tự hỏi liệu "khối lập phương trắng" có trở thành phương tiện kiểm soát văn hóa hay không.

Một nhà tiên phong khác ít được công nhận hơn, nhưng lại nhận được sự chú ý mới, là John Cotton Dana, người sáng lập Bảo tàng Newark ở Newark, New Jersey (1907). Dana bác bỏ cái mà ông gọi là “bảo tàng làm theo đơn đặt hàng”, tức là một bảo tàng chỉ đơn giản là sao chép các mô hình châu Âu. Ông tin rằng các bộ sưu tập phải phục vụ khán giả địa phương, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Ngày nay, nhiều bảo tàng nghệ thuật đang đi theo hướng triết học của Dana, phát triển các bộ sưu tập phản ánh đặc điểm dân tộc của các cộng đồng mà họ phục vụ và cố gắng chào đón mọi người vào phòng trưng bày của họ.Một bảo tàng nghệ thuật dành riêng để phục vụ các nhu cầu về trí tuệ, tinh thần và xã hội của một cộng đồng đa dạng thực sự rất khác xa với mô hình thu nhỏ ưu tú của Wunderkammer hiện đại ban đầu. Tuy nhiên, giống như tổ tiên của nó, nó là sự phản ánh của thế giới đã tạo ra nó, và nó cho chúng ta biết nhiều điều về lịch sử của nó - và thời đại của chúng ta - cũng như về những thứ nó chứa đựng.


Tài liệu và nguồn tham khảo (nhiều link quá post ko nổi)

Museums and History, from Making HistoryInside the Lost Museum, an interactive timeline of museum historyDana, John Cotton.

“The Gloom of the Museum” (1917). Republished in Gail Anderson, ed. Reinventing the Museum: Historical and Contemporary Perspectives on the Paradigm Shift (Walnut Creek, Cal.: Rowman and Littlefield Publishers, Inc., 2004), pp. 13-29.

Feinberg, Larry J. “The Studiolo of Francesco I Reconsidered,” in The Medici, Michelangelo and the Art of Late Renaissance Florence (New Haven and London: Yale Unviersity Press, 2003), pp. 67-76 Findlen, Paula.

“The Museum: Its Classical Etymology and Renaissance Genealogy.” Journal of the History of Collections, vol. 1, issue 1 (January, 1989), pp. 59-78.Paul, Carol, ed., The First Modern Museums of Art: The Birth of an Institution in 18th– and 19th-Century Europe (Los Angeles: Getty Publications, 2012).


P/s: Cuối cùng thì cũng post được bài rồi. Bài này dịch lâu, mình còn nhờ một giảng viên hiệu đính giúp. 

Trong trang chủ có một vài thuật ngữ có pop-up bubble giải thích, nhưng mình ko code được tới mức đó, mà đại ý bài này thì cũng đủ rồi, nên nếu các bạn muốn xem thêm các đoạn giải thích thuật ngữ đó có thể sang web của Khan academy xem nha.Hoặc trong tương lai gần nếu có thời gian tớ sẽ quay lại chỉnh sửa thêm. Giờ phải post cho kịp đánh giá tần suất đã hehe. 

Cảm ơn bạn đã xem đến đây, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm chút kiến thức thường thức nghệ thuật. Và nếu thấy có ích, hãy like và share để cổ vũ mình dịch thêm các bài như vậy nhé. 

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm